• Trang Chủ
  • /
  • Bài Viết
  • /
  • Có Nên Từ Bỏ Công Việc Hiện Tại Để Bắt Đầu Công Việc Kinh Doanh Hay Không?

Có Nên Từ Bỏ Công Việc Hiện Tại Để Bắt Đầu Công Việc Kinh Doanh Hay Không?

12/21/2020 | Câu Chuyện Thành Công

Select Dynamic field

Từ bỏ một công việc mình đang làm để bắt đầu một công việc mới theo đam mê là một quyết định mạo hiểm mà không phải ai cũng làm được. Đối với những bạn trẻ thì có ít vấn đề, nhưng đáng lo là những đối tượng đang ở trong hoàn cảnh có gia đình, con cái, nợ nần… Vậy làm thế nào để bạn giải quyết vấn đề này? Cùng mình đi tìm câu trả lời nhé.

Bạn muốn có một công việc thu nhập ổn định ở mức trung bình(nếu không muốn nói là cực thấp ở Việt Nam)? Hay bạn muốn một công việc năng nổ linh hoạt nhiều biến động có lúc không thu nhập nhưng có khi thu nhập lại gấp hàng trăm lần mức “ổn định” trước đây? Tất cả là lựa chọn và đánh đổi của bạn. Muốn thành công thì phải mạo hiểm và trả giá.

Các bạn đang băn khoăn thắc mắc làm sao để lấy động lực, từ bỏ công việc mình đang làm hiện tại để theo đuổi đam mê/ ước mơ riêng của bản thân, làm sao để thành công trên chặng đường ấy? Đầu tiên bạn phải xác đinh rằng: bản thân có mong muốn trở thành một doanh nhân thành công trong lĩnh vực bạn theo đuổi hay không, có trong tay một doanh nghiệp cho riêng mình, tự mình là chủ sở hữu của nó hay không? Nếu câu trả lời là “có” thì ngay bây giờ hãy vạch ra kế hoạch và sẵn sàng đánh đổi để có được cuộc sống ý nghĩa hơn và năng động hơn cho chính bạn.

Thu nhập và tiết kiệm

Có lẽ tiết kiệm và thu nhập là hai vấn đề cơ bản mà có thể bạn sẽ phải hi sinh khi lập cho mình một sự nghiệp riêng. Nghĩa là có thể bạn sẽ phải rút khoản tiền tiết kiệm của mình để làm vốn, và có thể phải hy sinh khoản tiền thu nhập hàng tháng để dành cho công việc riêng. Nếu bạn đang ở trong tình trạng không có tiền tiết kiệm và thu nhập hiện tại chỉ đủ trang trải cuộc sống thường ngày thôi thì đây là vấn đề lớn nhất dẫn đến bạn không dám đánh đổi thoát khỏi vùng an toàn?

Và các chuyên gia khuyên rằngbạn nên giữ nguyên công việc của mình cho đến khi sự nghiệp riêng của bạn có thể ổn định và chắc chắn hơn. Điều đó sẽ đảm bản cho bạn có một nguồn thu đảm bảo và an toàn hơn trong sự nghiệp kinh doanh riêng của mình. Điều này có nghĩa gì?

Hãy đảm bảo một cuộc sống không lo toan tính toán chuyện cơm áo gạo tiền, đủ để bạn sống với đam mê cho đến khi sự nghiệp của bạn thành công, 3 tháng – 6 tháng hay một vài năm có lẽ sẽ tùy thuộc vào sự cố gắng, kiến thức và của bạn. Mình đã từng nghe nhiều câu chuyện thất bại của các anh chị, lý do chính phần nào là vấn đề ổn định cuộc sống để bắt đầu công việc kinh doanh theo đam mê. Vì thế lời khuyên của mình dành cho bạn cũng giống như các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên trên. Bạn đã sẵn sàng để nói lời tạm biệt với ông chủ của bạn và bắt đầu công việc mới chưa? Dưới đây 7 điều mà mình muốn chia sẻ để bạn lưu ý hơn trước khi quyết định vấn đề này.

Chuyển tiếp êm đẹp

Nếu bạn có thể sắp xếp công việc hiện tại của bạn và công việc kinh doanh riêng của bạn thì hãy làm cả hai cùng một lúc, để có thể đạt hiệu quả bền vững và an toàn nhất cho sự nghiệp riêng của bạn. Nó như là một nền móng cho công trình “doanh nhân vỹ đại” thế kỷ của cuộc đời bạn. Hãy tận dụng những ưu điểm, kinh nghiệm trong công việc hiện tại của bạn vào công việc kinh doanh riêng. Bởi vì bạn cũng biết rằng quá trình làm sếp ban đầu chúng ta đều cũng phải trải qua cuộc sống của một nhân viên trải nghiệm bao điều của kinh doanh. Một phần nào đó cuộc sống đã giúp bạn có được những kinh nghiệm quý báu qua môi trường làm việc.

Đánh giá bản thân

Trước khi hỏi ý kiến của người khác thì chính bạn phải khách quan nhìn vào hiện tại xem bản thân mình đang đứng ở đâu? Có những gì? Ưu điểm, khuyết điểm, hay bạn có khả năng làm những gì?

Bạn phải sẵn sàng cho thành công và cho cả nghìn những rủi ro vây quanh bạn, bạn phải thật sự linh hoạt và nhìn nhận đúng về bản thân mình đừng ảo tưởng quá. Hãy thật nhất có thể!

Hỏi ý kiến từ những người thân

Không thể phủ nhận rằng những người thân yêu quanh bạn sẽ hiểu bạn và luôn muốn tốt cho bạn, họ có thể có những cái nhìn sáng suốt và thông tuệ hơn bởi họ là người ngoài cuộc. Hãy xin ý kiến và lắng nghe những ý kiến về sự nghiệp riêng và vấn đề chuyển giao trong công việc của bạn. Họ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra những sáng kiến và giải pháp tốt nhất cho bạn, họ cũng chính là những người đầu tiên trong bộ máy nhân sự sáng tạo cho bạn, hãy tận dụng ưu thế này. Nhưng một điểm cần lưu ý rằng, những ý kiến đó chỉ là để chúng ta tham khảo và đón nhận còn việc quyết định là ở bạn, bởi vì chỉ bạn mới hiểu bạn đang làm gì mà thôi? Tất cả những người xung quanh bạn họ nhìn theo quan điểm và cách đánh giá của họ, việc của bạn là tiếp nhận, chọn lọc những ý kiến đó và cho ra kết quả.

Khái quát và bám vào

Bạn cần có một ý tưởng kinh doanh độc đáo và kế hoạch kinh doanh dứt khoát, quyết liệt và bền bỉ. Bạn nên lập một kế hoạch chi tiết rõ ràng để bắt đầu, ngay cả khi bạn gặp thất bại, nhưng bạn biết được lỗi sai, tìm ra giải pháp, bám vào mục tiêu, kiên trì thực hiện thì thành công đã ở ngay trước mắt bạn rồi. Bạn chỉ thất bại khi bạn bỏ cuộc mà thôi, hãy nhớ rằng Edison đã 10,000 lần thất bại trước khi sáng chế ra bóng đèn.

Thử nghiệm và học tập

Ngay khi bạn lập ra doanh nghiệp, điều đầu tiên không phải là tung ra thị trường một loạt sản phẩm, mà đầu tiên bạn cần thận trọng, tham khảo, thử nghiệm sản phẩm trong quy mô nhỏ rồi mới có thể đưa ra quy mô thị trường rộng lớn. Điều đó không chỉ giúp bạn có thêm những bài học thực tiễn mà còn đúc kết được những kinh nghiệm quý báu. Thế nên mà những công ty về phần mềm đều có bộ phận gọi là Tester.

Thuyết phục mọi người

Không thể không nói đến vấn đề thuyết phục người khác trong kinh doanh, bởi nó là một yếu tố vô cùng quan trọng. Sử dụng khả năng thuyết phục của bạn để phát triển sự nghiệp kinh doanh riêng của mình, thuyết phục khách hàng, đối tác đầu tư, nhân viên và có khi là ngay cả đối thủ cạnh tranh của mình. Để làm được điều này cũng hơi khó đối với những người mới tham gia kinh doanh riêng, nếu mà có trong quá trình làm việc rồi thì không quan trọng lắm. Nhưng dấn thân một mình ra ngoài đời thì cũng khá là mệt mỏi và đau đầu, vì kinh doanh thì marketing và bán hàng chiếm 60% thành công. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể mời người khác giỏi về lĩnh vực này về làm cùng hoặc đi học những khóa học về bán hàng, kỹ năng mềm.

Đề ra những mục tiêu

Bạn phải biết điều mình muốn! Chính những mục tiêu sẽ đem lại cho cuộc sống bạn một mục đích sống. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy trong cuộc sống bạn. Hãy ghi xuống tất cả các mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, về bản thân, nghề nghiệp, tài chánh và tinh thần. Hãy ghi xuống thật rõ ràng và cụ thể rồi bắt đầu thực hiện những mục tiêu đó.

Kế hoạch dài hạn và ngắn hạn

Và đương nhiên không thể quên được những mục tiêu và sứ mệnh của bạn khi lập ra doanh nghiệp này. Chắc chắn rằng có những bản thảo phương hướng cho mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để phát triển doanh nghiệp của bạn. Duy trì hoạt động bằng những mục tiêu và kế hoạch ấy. Có kế hoạch trong tuần, tháng, quý, năm…v.v Bảo đảm rằng việc thực hiện các kế hoạch ấy luôn hướng đến mục tiêu của việc thành lập công việc kinh doanh riêng của bạn. Tầm nhìn và sứ mệnh của một công ty rất quan trọng, nó là yếu tố cốt lõi sống còn của một doanh nghiệp vì thế hãy dành nhiều thời gian cho bản kế hoạch này.

Chịu trách nhiệm

Đừng tự cho mình một lời bào chữa cũng như thôi đổ lỗi cho cha mẹ, tuổi thơ, con cái, người phối ngẫu, nền kinh tế, sếp hay bất kỳ ai hay sự việc nào khác. Bởi thật ra đây chính là cuộc sống của BẠN. Đừng tự nói “nếu có thể, tôi sẽ..” mà hãy nói, “tôi có thể và tôi chắc chắn làm…”.

Bạn có thể có rất nhiều lý do để chần chừ nhưng chỉ có bạn mới có thể thay đổi hoàn cảnh. Vậy nên, hãy chịu trách nhiệm. Hãy đứng ra và nhớ đến lời của Oprah Winfrey, “triết lý sống của tôi và bạn không chỉ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, mà cố gắng hết sức trong giây phút hiện tại sẽ giúp bạn đứng ở vị trí tốt nhất trong giây phút kế tiếp”.

Tại sao bạn đang ở trong hoàn cảnh này?

Đa phần, những bạn đọc đang đọc bài viết này chắc hẳn đã từng là sinh viên, đã từng là những người đi làm trong một công ty hoặc cửa hàng nào đó với một mức lương tạm ổn. Tại sao các bạn lại đang gặp vấn đề này để đưa ra một quyết định rằng liệu có nên từ bỏ công việc hiện tại hay không? liệu có nên đi học đại học nữa hay không? Vấn đề nằm ở 2 điều sau:

  • Tư duy của bạn: Trường học chỉ dạy bạn cách làm con ngoan trò giỏi, không dạy bạn cách ứng phó với những bất công trong cuộc sống, những khó khăn trong cuộc sống, cách quản lý tiền bạc. Ngay bây giờ hãy tìm đọc những quyển sách về tư duy và phát triển con người, bạn sẽ thấy.
  • Quá khứ của bạn: Thời sinh viên bạn đã làm điều gì? Thay vì ăn ngủ và chơi Game thì ngoài kia những bạn cùng lứa đang cố gắng để học hỏi và làm việc để phát triển hơn thì bây giờ họ đã ở một tầm cao mới. Và bây giờ bạn mới ở vạch xuất phát và mới bắt đầu với những khó khăn hiện tại.

Đó là một số điều mà mình muốn chia sẻ, còn rất nhiều yếu tố để bạn thành công trong công việc kinh doanh sắp tới, hãy tìm đọc những cuốn sách nổi tiếng về kinh doanh, marketing, từ duy và kỹ năng. Bạn sẽ có cách nhìn tổng quan hơn và quyết định rõ hơn. Một số cuốn sách bạn có thể tìm đọc:

  • Đừng bao giờ đi ăn một mình – Keith Ferrazzi
  • Cha giàu cha nghèo – Robert Kiyosaki
  • Tuần làm việc 4 giờ – Timothy Ferriss
  • Dạy con làm giàu – Robert T Kiyosaki

Vị trí hiện tại của bạn là kết quả của những hành động bạn đã thực hiện trong quá khứ. Hạnh phúc và thành công mà bạn đang có ngày hôm nay là thành quả lao động trong quá khứ của bạn. Nếu hiện tại, bạn không ở trong vị trí mà bạn muốn, thì bạn phải hành động mỗi ngày, đều đặn và cụ thể. Chúc bạn có một quyết định đúng đắn! Nhớ chịu trách nhiệm đó nhé.

Ninh Đôn

Mình là Đôn. Mình làm việc bằng chiếc máy tính xách tay của mình ở khắp nơi trên thế giới để phát triển những kênh YouTube có lợi nhuận cao & mình sử dụng trang web này để hướng dẫn bạn cách bạn có thể làm như vậy.

10 Website Kiếm Nhiều Tiền Nhất Trên Thế Giới Từ Quảng Cáo Google Adsense

Có Thể Bạn Muốn Đọc?

Bình Luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>