Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc xác định nhóm sản phẩm, phân khúc thị trường, lên chiến lược quảng bá… tìm hiểu về mô hình khởi nghiệp cũng giúp doanh nghiệp tự nhận thức được ưu, nhược điểm và có định hướng sáng suốt hơn, trên con đường phát triển lâu dài.
Tham khảo bài viết sau đây để xem doanh nghiệp của bạn thuộc mô hình Start-Up nào nhé! Điều này Sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí và thời gian để trở thành một doanh nhân thành công.
1. Doanh nghiệp hộ gia đình
Đơn giản trong khởi dựng cũng như nhận dạng, mô hình kinh doanh này thường là cửa hàng tạp hóa, spa làm đẹp, tiệm giặt ủi, đại lý bán vé máy bay hay sửa chữa điện lạnh… Chủ doanh nghiệp đa phần là một thành viên, cá nhân hoặc gia đình của họ, vừa là nhà quản lý vừa là người lao động chính.
Với số vốn nhỏ, như tiền tiết kiệm hoặc vay mượn người thân, mục tiêu của hình thức này gói gọn trong hai chữ “mưu sinh”. Tuy không qua to lớn nhưng vai trò của các Start-Up này là không thể thay thế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Ví dụ như ở gia đình mình tại làng nghề đồ gỗ truyền thống La Xuyên, có mở một cơ sở kinh doanh nội thất đồ gỗ. Bố mình quản lý xưởng, đôi lúc cũng là lao động chính, đôi lúc kiêm luôn cả việc bán hàng, chăm sóc khách hàng luôn… mẹ và các anh chị cũng tham gia lao động khi cần thiết, đó là một doanh nghiệp hộ gia đình.
2. Start-Up xuất phát từ sở thích
Thế giới sẽ thiếu vắng chuỗi café lừng danh Starbucks, nếu vào năm 1982, chàng trai Howard Schultz không vào làm việc tại cửa hàng café nhỏ bé cùng tên ở Seattle, Hoa Kỳ. Trong quyển sách “Dốc hết trái tim”, khi nói về cơ nghiệp cả đời mình, Howard chia sẻ chính kiến thức và đam mê cafe đã giúp ông kiên trì lèo lái con thuyền Starbucks, với hơn 23.000 cửa hàng trên toàn cầu, đồng nhất về cả dịch vụ lẫn hương vị.
Trong thời đại công nghệ thông tin, có khá nhiều doanh nghiệp trẻ cũng chọn cách khởi nghiệp từ sở thích, lấy đam mê làm nền tảng phát triển. Ví dụ như trang tổng hợp địa điểm ăn uống Foody đã kết nối và trở thành “từ điển bách khoa” cho cộng đồng yêu ẩm thực Việt; hay Iprice trang tổng hợp sản phẩm, so sánh giá, phục vụ cho các tín đồ mua sắm tại Đông Nam Á.
Điểm bắt đầu của ý tưởng kinh doanh có thể đơn giản nhưng chỉ cần đáp ứng được nhu cầu thực tế, việc người dùng hưởng ứng và tiếp nhận thương hiệu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bản thân mình xuất phát từ mô hình khởi nghiệp này bởi mình nhận thấy rằng mình hợp với mô hình này nhất, làm những việc mình không thích cảm giác rất khó chịu.
3. Doanh nghiệp “nuôi để bán”
Ông bà xưa có câu “giàu lợn nái, lãi gà con”, ý khen tặng những gia đình nông dân biết chăn nuôi gà từ lúc mới sinh đến khi đủ cân để bán. Tương tự vậy, có không ít Start-Up vốn nhỏ được xây dựng trên định hướng chuyển nhượng.
Những thương vụ mua bán có thể đạt đến giá trị hàng tỷ đô, mang đến lợi nhuận kinh tế vô cùng lớn cho nhà đầu tư. Trong tháng sáu vừa qua, Linkedin – trang mạng xã hội cho người lao động và nhà tuyển dụng – đã chính thức về tay Microsoft với mức giá 26,2 tỷ đô la Mỹ.
Nổi bật tại Việt Nam, trong năm 2016, là thương vụ mang tên Lazada, giữa hai “đại gia” Rocket Internet và Alibaba.
4. Sinh ra để “thay đổi thế giới”
Sự ra đời của Google đã mở đầu cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu. Tương tự vậy, Facebook đã tạo nên kỷ nguyên mới của việc kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin trực tuyến. Nhà sáng lập của hai doanh nghiệp trên đều chọn việc thay đổi thế giới bằng ý tưởng sáng tạo làm giá trị nòng cốt.
Họ cống hiến tuổi xuân, chất xám để đưa ra những phát minh đột phá. Họ tuyển dụng người tài, có chung lý tưởng và nhiệt huyết. Họ tìm đến các nhà đầu tư có tầm nhìn, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro để tăng tầm ảnh hưởng thương hiệu. Đây là ví dụ tiêu biểu nhất của mô hình Start-Up sinh ra để “thay đổi thế giới”.
Trên thực tế, hình thức doanh nghiệp này không nhiều, với tỷ lệ thành công chưa bao giờ đạt đến hai con số. Tuy nhiên, họ lại là những sắc màu nổi trội nhất, không thể thiếu của làng khởi nghiệp thế giới.
5. Start-Up phi thương mại
Start-Up phi thương mại thường là các tổ chức cộng đồng (thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ), được thành lập với mục đích từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, người tàn tật…. Người đứng đầu tổ chức thường không phải doanh nhân mà là nhà hảo tâm, muốn cống hiến tiền bạc, sức lực cho xã hội.
Tuy hoạt động không vì mục đích thương mại, các startups này vẫn phải gọi vốn để duy trì hoạt động xã hội. Hình thức gọi vốn thường gặp là gây quỹ nội bộ, kêu gọi quyên góp hay tài trợ từ các cá nhân, tổ chức mạnh thường quân khác.
6. “Con cưng” của các tập đoàn quốc tế
Tồn tại trong môi trường cạnh tranh cao, các doanh nghiệp lớn phải luôn luôn đổi mới, tìm kiếm phát minh, nghiên cứu sáng tạo nhằm khai thác thị trường ngách. Từ đó, mạng lưới Start-Up nội bộ – các công ty con – cũng không ngừng mở rộng.
Có thể bạn chưa biết Google thực chất chỉ là một tập đoàn con dưới trướng tập đoàn Alphabet, bên cạnh những cái tên đình đám khác như: Nest Labs, Calico, X, Google Capital và GV. Bản thân Google cũng sở hữu nhiều công ty giải pháp, ứng dụng mở rộng như Gmail, Google Analytics, Nexus… giúp đa dạng hóa dịch vụ, thu hút và giữ chân khách hàng.
Xác định mô hình khởi nghiệp là bước đầu tiên để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Mỗi một mô hình phù hợp với một đối tượng cụ thể, hãy biết mình phù hợp với dạng Start-Up nào.
Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu! Còn Nếu như bạn chưa khởi nghiệp, thì ngay lập tức lên kế hoạch đi vì bạn sẽ không biết rằng bạn sẽ trưởng thành nhanh như thế nào đâu, cuộc sống rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.
0 bình luận
cảm ơn anh đã chia sẻ, cá nhân em đang cố gắng để tạo dựng được mô hình thứ 2
Mình thấy làm start up cũng rất ổn và phù hợp cho những bạn có ý tưởng lập nghiệp.
These photos are so lovely